Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Vách ngăn thạch cao và những tác dụng tuyệt vời

Vách ngăn thạch cao được tạo nên bởi các tấm thạch cao, hệ thống khung xương và các phụ kiện thạch cao được dùng để ngăn phòng trong chung cư, văn phòng, … Sử dụng vách ngăn thạch cao giúp cho việc tránh ồn, tránh thoát nhiệt, chống nóng do đó sử dụng vách ngăn thạch cao đang trở thành xu hướng cho các ngành xây dựng.

Khung vách ngăn thạch cao  nhẹ bao gồm hệ khung bên trong và ốp tấm bên ngoài.
– Hệ khung gồm: khung đơn, khung đôi, và khung so le.
– Hệ khung: Nhiều kích thước khác nhau, tùy mỗi nhà sản xuất.
– Thanh đứng gọi là thanh C (Stud), có đục lỗ để luồn dây điện, và thanh ngang gọi là thanh U (Track), thanh U có kích thước lớn hơn thanh C. Thanh U được lắp phía trên (sát trần) và phía dưới (sát sàn) của thanh C.
– Tấm được ốp ở 2 mặt khung, gồm 1 hoặc nhiều lớp cho mỗi mặt.
– Tấm thạch cao được lắp đặt so le nhau theo chiều ngang hoặc dựng đứng và được bắt vít vào khung.
– Đôi khi người ta cho thêm một lớp bông thủy tinh (glasswool) hoặc sợi khoáng (rockwool) vào giữa 2 tấm thạch cao để tăng tính cách âm hoặc cách nhiệt.
vách ngăn thạch cao
Cách lắp đặt:
– Thanh U (U track): được bắt trên trần và sàn để cố định thanh C.
– Thanh C (C stud): Lắp thẳng đứng cách nhau ≤600mm (610mm).
– Đầu trên và đầu dưới lắp vào thanh C dùng vit hoặc rivet.
– Chỗ lắp cửa đi và cửa sổ sẽ được gia cố bằng cách lồng úp 2 thanh C hoặc thanh C & U lại với nhau.
Các bước thực hiện lắp đặt vách ngăn thạch cao:
+ Bước 1: tùy theo bề dày thiết kế của vách mà chọn các loại thanh phù hợp. Lắp đặt thanh ngang theo phương vách trên sàn nhà và trần nhà
+ Bước 2: CHèn các thanh đứng vào các thanh ngang theo phương thẳng đứng, khoảng các giữa các thanh đứng từ 400 – 800mm tùy theo loại tấm và bề dày vách. Dùng đinh tán ri-vê liên kết chúng lại với nhau.
+ Bước 3: tùy theo chiều cao vách, vị trí cửa sổ, cửa đi, yêu cầu của nhà thiết kế, giữa các thanh đứng sẽ có các liên kết ngang để đảm bảo ổn định cho vách. Ốp tấm thạch cao góc vát hoặc các tấm phẳng khác lên hệ thống khung, bắt vít liên kết tấm với khung vách, khoảng cách giữa các vít không quá 200mm.
+ Bước 4: Xử lý các mối nối góc lõm bằng lưới và bột xử lý. Trát các lỗ vít bằng bột xử lý, nếu các vách ngăn dài trên 15m thì cứ mỗi 15m nên tạo thêm một đường nối để tránh hiện tượng vách bị nứt.
Chú ý: Trong thi công vách ngăn ( vách ngăn hoặc vách thẳng ) tấm thạch cao phải luôn được lắp cách sàn tối thiểu 10mm để tránh ẩm và lắp từ trần trở xuống
Tin liên quan:
Đối với những phòng đòi hỏi phải thi cong cả trần chìm và vách thì phải thi công trần trước rồi sau đó mới đến phần vách. Tuy nhiên nếu vách ngăn đòi hỏi cách âm bằng bông thủy tinh thì phần vách sẽ thi công trước phần trần.
Nếu như có nhu cầu về thi công vách ngăn thạch cao, thi công shop thời trang, … hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé:
Công Ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Thiết Bị Công Nghiệp 3S

Địa chỉ: Số 9A – Ngõ 105 Hồ Tùng Mậu – Cầu Giấy – Hà Nội

Tel: 0463.292.757 – hotline 0988.663.981

Email: giakethoitrang@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét